Nguyên nhân khiến giá tất cả các loại tiền điện tử đều tăng

Giá Bitcoin bùng nổ lần đầu tiên vào năm 2013, nhưng một số yếu tố chủ quan – bao gồm cả sự sụp đổ của sàn giao dịch khổng lồ Mt. Gox tại Nhật đã khiến giá trị của nó sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới ủng hộ và đưa Bitcoin cùng một số dịch vụ blockchain vào thử nghiệm đã đẩy mức giá đồng tiền này leo thang trở lại vào cuối năm đó. Kể từ đây, giá Bitcoin liên tục tăng cho đến năm 2017.

Lần gần đây nhất Bitcoin khiến báo chí sửng sốt là tháng 4 năm nay với mức giá 1,343 USD cao nhất trong lịch sử. Giờ đây, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, giá trị của nó đã tăng tới 50%.


Giá 1 BTC đã lên tới 2300 USD.

Thế nhưng Bitcoin không phải đồng tiền điện tử duy nhất tăng giá mạnh. Ripple, đồng tiền điện tử tập trung với mục tiêu trở thành công cụ mới các ngân hàng lớn đã tăng giá tới hơn 10 lần, hay nói đúng hơn là 1000% chỉ trong không đến 1 tháng và nay đã trở thành đồng tiền có giá trị lớn thứ hai chỉ sau Bitcoin.


Giá 1 XRP đã lên tới 0.35 USD.

Tương tự như vậy, Ethereum (hay còn gọi là đồng ether), loại tiền điện tử được thiết kế như một nền tảng điện toán dựa trên công nghệ blockchain cho các nhà phát triển cũng đang được giao dịch ở mức 130 USD/coin, đạt tổng giá trị thị trường gần 12 tỷ USD, tăng gần 100% so với tháng trước.


Giá 1 ETH đã lên tới 180 USD.

Sở dĩ những đồng tiền này cũng lên giá là bởi Bitcoin không còn là cái tên thống trị thị trường tiền điện tử nữa. Ngày nay, giá trị vốn hóa của Bitcoin chỉ chiếm 47% tổng giá trị thị trường tiền điện tử, trong khi chỉ vài tháng trước đây, nó vẫn “chễm chệ” ở mức 80%.

Vậy thì tại sao những giá trị những đồng tiền điện tử mới lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn Bitcoin? Một số ý kiến cho rằng lý do nằm ở vấn đề nhân rộng của Bitcoin. Giá trị đồng tiền này đã đạt mức cao đến nỗi mạng lưới của nó gặp không ít khó khăn trong việc xác nhận giao dịch, trừ khi người dùng gửi kèm một khoản phí lớn cho cả những giao dịch nhỏ. Cho dù vấn đề này có thể được khắc phục bằng những giải pháp như SegWit hay Bitcoin Unlimited thì hầu hết những “thợ đào” Bitcoin hiệu quả nhất (những người có thể kiểm soát tốt codebase của Bitcoin) vẫn chưa thể đồng thuận với nhau về một phương án nào.

Trên thực tế, tăng trưởng 10 lần chỉ sau 1 tháng là dấu hiệu của một bong bóng dễ vỡ, nhưng với tiền điện tử thì mọi thứ lại có đôi chút khác biệt, bởi chẳng ai biết giá trị thực của chúng là bao nhiêu. Không giống như việc định giá các công ty, chúng ta chẳng có chút tài sản cố định hay doanh thu nào để dự đoán giá trị thực của tiền điện tử. Chính vì vậy mà thoạt nghe mức giá trị thị trường của các đồng tiền điện tử là 70 tỷ USD, nhiều người có thể không tin vào tai mình.

Tuy nhiên, nếu như tiền điện tử trở thành đơn vị trung gian trong các giao dịch và có thể thay thế vàng trên thị trường tài sản hiện nay thì 70 tỷ USD cũng chưa là gì. Ví dụ, tổng giá trị trữ lượng vàng trên thế giới hiện nay là khoảng 8.200 tỷ USD, có nghĩa là giá trị tất cả các đồng tiền điện tử trên thị trường cộng lại cũng chỉ bằng 1% so với vàng. Tương tự như vậy, với khoảng 1.500 tỷ USD đang được lưu hành, giá trị tiền điện tử mới chỉ tương đương với 5% của USD.

Bitcoin đang đạt mức giá cao nhất trong lịch sử nhưng nhiều chuyên gia cho rằng giá trị của nó có thể lên đến 10.000 USD hoặc hơn. Để đạt mức giá này, cộng đồng Bitcoin cần giải quyết được vấn đề nhân rộng để các nhà đầu tư có thể an tâm rằng hạ tầng Bitcoin đủ sức chống đỡ mức tăng trưởng phi mã của nó.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *